Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Nguồn gốc của sự toàn tiến (mô hình toàn đồ)

Năm 1929, Alfred North Whitehead nhà toán học và triết gia được nhiều người biết đến, đã mô tả thiên nhiên như một tổng thể rộng lớn có thể giãn nở mà mọi thành phần của nó thâm nhập vào nhau. Theo ông thuyết nhị nguyên” kiểu tinh thần vật chất là sai lầm. Thực tại là cái tổng thể, mọi thứ đều chằng chịt vào nhau”.

TOA THUỐC DƯỠNG SINH

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Dự báo tương lai dựa vào giờ sinh

Người xưa tin rằng tùy vào giờ sinh, cuộc đời bạn sẽ khó khăn hay ngập tràn may mắn. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn "sinh ra" ở nơi nào trên cơ thể của Hoàng Đế. Vị trí này cho biết vào giai đoạn nào của cuộc đời bạn sẽ gặp may mắn và nhận được sự hỗ trợ của Hoàng Đế (còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, trị vì trong khoảng 2690 TCN đến 2599 TCN).

“NƯỚC” CỘI NGUỒN MINH TRIẾT CỦA TỘC VIỆT

TTđTD - “Nước” cội nguồn Minh Triết cho Văn Minh tinh thần của Việt Tộc thuộc về vấn đề văn hoá của dân tộc Việt cổ, trong khi Nhân loại đang đứng trước nguy cơ về thảm hoạ hiệu ứng nhà kính, nguy cơ trầm trọng về Nước và lương thực khiến các quốc gia trên thế giới phải nhóm họp hội nghị Copenhagen.

Tài liệu đính kèm: Tải về

Giải mã ngày giỗ Tổ Hùng Vương

TTđTD - Cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư - Hà Đồ và Kinh Dịch có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Nhìn bàn tay đoán bệnh

Bàn tay có màu sắc đỏ ửng cho phép thầy thuốc nghĩ tới bệnh cao huyết áp. Còn bàn tay trắng xanh, lại có những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ướt át mồ hôi,... là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, khí huyết xấu. Qua quan sát bàn tay nhiều bệnh nhân, các thầy thuốc đã tổng kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong chẩn đoán.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Cà phê giúp điều trị viêm gan

Những bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính và mắc các bệnh về gan khác có thể chữa được nếu trong thời gian điều trị dùng cà phê đều đặn.

Các Bậc Chân Sư YoGi Ấn Độ

Từ nghìn xưa, những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ vẫn gồm có việc sưu tầm chân lý và tầm sư học Đạo. Định mệnh đã dẫn dắt tôi đến một vị minh sư thánh triết mà trong cuộc đời siêu việt sẽ tiêu biểu cho đời sống nhân loại trong những thế hệ tương lai.
Hồi Ký, Tuỳ Bút Của Sri Yogananda
Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

Mục Lục
Chương 01: Thuở Thiếu Thời
Chương 02: Món Linh Vật Hộ Phù
Chương 03: Người Đạo Sĩ Phân Thân
Chương 04: Tôi Trốn Lên Dãy Hy Mã Lạp Sơn
Chương 05: Người Tu Sĩ Đánh Cọp
Chương 06: Vị Tu Sĩ Khinh Thân
Chương 07: Người Con Yêu Của Phật Mẫu

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Mẹo không bị viêm họng khi uống đồ lạnh

Dưới đây là một số thủ thuật đơn giản chữa viêm họng ngay tại nhà mà không cần gặp bác sĩ.
Mùa hè, do cơ thể bị mất nước nhiều nên chúng ta hay cảm thấy khát nước. Cách giải quyết tức thì là dùng đồ lạnh và uống nước có đá. Chính điều này làm rối loạn ở vùng amiđan và thường gây ra đau họng hay còn gọi là viêm họng.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (5)

TTđTD - Cầu về cõi Phật chẳng những hưởng bình an, yên ổn, để có cơ hội gần các bồ tát, thánh chúng mà giải thoát tiếp. Tỉnh được mà ra khỏi được thì tinh thần đi lên, bảo đảm giải thoát. Còn về cõi nào trong bảy cõi này thì vẫn ở trong đường mê, vẫn trong cái lẩn quẩn đáng sợ đầy nguy hiểm, nên phải một lòng tha thiết cầu thoát ra đám mây mù vô minh, nương ngón tay tam-ma-đề chỉ để thấy vầng trăng sáng trên không.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (4)

TTđTD - Đây là thói quen tạp nhiễm mà toàn thân đều điên đảo về dục, tức điên đảo tạo một cái nghiệp dâm dục là nghiệp chính để mà có quả báo. Mỗi loài theo các nghiệp nặng nhẹ khác nhau nhưng nghiệp chính là dâm dục thì thuộc nhóm ngang dọc này. Nếu có nghiệp nặng thì chun vào thai loài súc sanh, trâu bò, chó mèo...; nghiệp nhẹ hơn vào các loài tiên cảnh. Loài người do tu phép trường sanh mà thành tiên, như thế tiên cũng thuộc loài người; nghiệp không nặng không nhẹ thì vào thai người. Lâm chung thấy chất tinh ướt của cha mẹ, khởi ham thích tinh cha huyết mẹ ấy nên mắc vào bào thai.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (10)

Thích Duy Lực

QUYỂN MƯỜI

IV - MA HÀNH ẤM

- A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được Tưởng Ấm, những mộng tưởng bình thường tiêu sạch, thức, ngủ thường như một, chẳng còn đuổi theo cảnh trần, cái giác minh vắng lặng như hư không, thấy các núi sông, đất đai của thế gian như bóng hiện trong gương, tùy duyên chiếu soi, ở đi đều chẳng dính mắc, biết hết các tập khí xưa, cái nguồn gốc của sanh diệt từ đây được hiển lộ, thấy khắp 12 loại chúng sanh trong mười phương, dù chưa thông suốt manh mối của từng loại, nhưng đều từ một nguồn gốc phát sanh ra, giống như bụi trần lăng xăng, ấy là chỗ căn cứ địa của ngũ căn, đây gọi là phạm vi của Hành Ấm. Nhưng tánh của Hành Ấm vốn chẳng lăng xăng, sở dĩ lưu chuyển chẳng ngừng là do tập khí của nhiều kiếp, nếu tánh ấy trở về vắng lặng, tập khí dứt sạch, tướng lưu chuyển hết, như làn sóng lặng trở về nước yên, gọi là Hành Ấm hết, thì lúc ấy được siêu việt Chúng Sanh Trược. Nhưng quán xét nguyên nhân là do bởi U-Ẩn Vọng Tưởng (l) làm gốc (Hành Ấm lưu chuyển vi tế, động mà chẳng động nên gọi là U-ẩn).

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (9)

Thích Duy Lực

QUYỂN CHÍN

SẮC GIỚI

SƠ THIỀN

l. A Nan! Tất cả người tu tâm trong thế gian chẳng nhờ Thiền Na thì chẳng có trí huệ; nếu được giữ thân chẳng dâm dục, khi đi khi ngồi, niệm tưởng đều không, ái nhiễm chẳng sanh, chẳng lưu luyến Dục Giới, làm bạn với Phạn Thiên, hạng này gọi là Phạn Chúng Thiên.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (8)

Thích Duy Lực

QUYỂN TÁM

- A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, thảy đều từ diệu tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế. Nay ngươi tu chứng Tam Ma Địa, đối với bản nhân của tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thế diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong bình để đựng cam lồ, thì phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái bình, rồi mới đựng cam lồ.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (7)

Thích Duy Lực

QUYỂN BẢY

- A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước ta đã nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa. Người cầu đạo bồ đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi kể trên, trong sáng như băng tuyết để làm căn bản, tự nhiên chẳng sanh tất cả nhánh lá; nhờ đó, ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi. A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót, tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả ma sự làm sao còn sanh khởi được?

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (3)

TTđTD - Giới Bồ tát dành cho cả tại gia và xuất gia, không chọn căn cơ, trình độ nào cũng thọ được hết, bởi vì ai cũng có thể giữ được, ai cũng có thể thành Phật được. Giới Bồ tát là để cầu thành Phật. Lúc thọ giới bồ tát, với tâm thành khẩn thì chúng ta sẽ đắc giới. Giới Bồ tát sẽ theo chúng ta đến suốt đời vị lai. Đức Phật hết lòng thiết tha chỉ dạy ý nghĩa và việc làm của từng giới, bởi vì giới chính là tâm chúng ta, chứ không phải bên ngoài đâu, giới nào cũng thế.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (2)

TTđTD - Tánh mình vốn thường lạc ngã tịnh, nên không phải cầu cái gì ở đâu cả. Cứ an định vào tánh của chúng ta. Nhưng muốn yên an định vào tánh của mình, trên thực tế chúng ta phải buông xả. Muốn buông xả thì phải quán tướng các pháp là hư vọng.

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (6)

Thích Duy Lực

QUYỂN SÁU

Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con nhớ khi xưa, từ vô số hằng sa kiếp trước có Phật Quán Thế Âm ra đời, con phát tâm Bồ Đề nơi Phật ấy, Phật dạy con từ Văn, Tư, Tu nhập Tam Ma Địa (Văn, Tư, Tu là Văn nơi tai, Tư nơi Tâm, Tu nơi Hạnh).

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (5)

Thích Duy Lực

QUYỂN NĂM

A Nan bạch Phật rằng:

- Như Lai dù đã khai thị nghĩa thứ hai, nhưng con xét những người mở thắt kết, nếu chẳng biết cái gốc của thắt kết, thì con tin chắc người ấy chẳng bao giờ mở được. Thế Tôn, con và hàng hữu học Thanh văn trong hội cũng như vậy; chúng con với vô minh cùng sanh cùng diệt từ vô thỉ, dù được thiện căn đa văn, mang tiếng là xuất gia, mà sự tu như người sốt rét cách nhật, lúc có lúc không. Xin Phật từ bi thương xót kẻ chìm đắm, khai thị thế nào là cái thắt kết của thân tâm hiện hữu này, làm sao được mở, cũng khiến chúng sanh khổ não đời vị lai được ra khỏi luân hồi. Nói xong, cùng đại chúng năm vóc gieo sát đất, cung kính rơi lệ, mong đợi lời khai thị vô thượng của Phật.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (4)

Thích Duy Lực

QUYỂN BỐN

Lúc bấy giờ, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử ở trong chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:

- Thế Tôn có oai đức lớn, khéo vì chúng sanh hiển bày đệ nhất nghĩa đế của Như Lai. Thế Tôn thường khen con là bậc nhất trong những người thuyết pháp, mà nay con nghe pháp âm nhiệm mầu của Như Lai, cũng như người điếc, cách xa trăm bước mà nghe tiếng muỗi bay, vốn chẳng thể thấy, huống là được nghe! Phật dù chỉ rõ, khiến con dứt trừ lỗi lầm, nhưng con còn chưa thấu suốt chỗ chẳng nghi hoặc của nghĩa này.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm

Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm

Ở Ấn Độ khi xưa vào thời Đức Phật còn tại thế, mùa mưa thường kéo dài có khi đến vài tháng. Chính trong thời gian nầy, các chư tăng tề tựu đông đủ để nghe Đức Phật thuyết giảng và tham thiền nhập định. Thời gian nầy được gọi là ba tháng an cư kiết hạ. Sau đó, chư tăng cũng như Phật mỗi người đi mỗi ngã để lo hoằng dương đạo pháp và họ chỉ trở lại đây trước mùa mưa năm tới.

Một hôm, nhân mùa mãn hạ, cũng là ngày húy nhật của vua cha, nên vua Ba-tư-nặc sắm sửa nhiều món chay đặc biệt và chính thức nhà vua đi mời Đức Phật cùng chư tăng đến để cúng dường. Ngoài ra, các hạng trưởng giả cũng sắm đủ thức cơm chay để cung thỉnh chư tăng đến cúng dường. Phật bảo ngài Văn Thù Bồ tát chia chư tăng ra làm nhiều nhóm để đi từng nhà thọ cúng.

TÌM HIỂU KINH LĂNG NGHIÊM

Đại Phật đỉnh thủ-lăng-nghiêm kinh (sa. Śūraṃgama-samādhi-sūtra; zh. 大佛頂首楞嚴經 Đại Phật đỉnh thủ-lăng-nghiêm kinh), hoặc Lăng-nghiêm kinh (楞嚴經), đã được tất cả các trường phái Phật giáo Trung Hoa tụng niệm và nghiên cứu từ đời nhà Đường và thường được luận giải ở các thế kỷ tiếp theo sau. Kinh Lăng Nghiêm rất được những người "hợp nhất tam giáo" (三教一源 Tam Giáo Nhất Nguyên) đời nhà Tống và đời nhà Minh ưa chuộng.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (3)

Thích Duy Lực 

QUYỂN BA 

LỤC NHẬP

- Lại nữa, A Nan! Sao nói Lục Nhập vốn là Như Lai Tạng, cũng là diệu tánh chơn như?

l. NHÃN NHẬP VỐN VÔ SANH

- Ví như dùng mắt ngó hẳn một chỗ, lâu tự mỏi mệt, cả con mắt và cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần Sáng và Tối hiện ra cái thấy, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh thấy; cái thấy này lìa Sáng và Tối vốn chẳng có tự thể.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (2)

Thích Duy Lực 

QUYỂN HAI

Lúc bấy giờ, A Nan và đại chúng nghe lời Phật dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình từ vô thỉ đến nay, lạc mất bản tâm, lầm nhận bóng phân biệt của nhân duyên căn trần, hôm nay khai ngộ, như đứa bé khát sữa bỗng được gặp mẹ, chắp tay lễ Phật, mong được nghe Như Lai hiển bày chỗ chơn vọng hư thật của thân tâm, phát minh hai tánh sanh diệt và chẳng sanh diệt ngay trước mắt.

Khi ấy, vua Ba Tư Nặc đứng dậy bạch Phật:

- Xưa kia con chưa được nghe lời dạy của Phật, thấy bọn ngoại đạo Ca Chiên Diên (chấp các pháp cũng có cũng không) và Tỳ La Chi Tử (chấp mãn kiếp tự nhiên đắc đạo), đều nói thân này sau khi chết đoạn diệt gọi là Niết Bàn. Nay dù gặp Phật nhưng vẫn còn hồ nghi, chẳng biết làm thế nào mới được chứng tỏ chỗ chẳng sanh diệt của tâm này, hiện nay hàng hữu lậu trong chúng đều mong cùng nghe.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (1)

Thích Duy Lực 
Dịch từ Hán sang Việt và lược giải 
Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

LỜI DỊCH GIẢ

Kinh Thủ Lăng Nghiêm này được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời nhà Đường Trung Quốc, do Sa môn ÁN ĐỘ BẤT LA MẬT ĐẾ dịch nghĩa, Sa môn DI GIÀ THÍCH CA người nước U Trường dịch lời, Quan Chánh Nhị Đại Phu nhà Đường PHÒNG DUNG chấp bút.

Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời. Người xưa nói: "đọc chỗ chẳng có chữ" là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm.

Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỉ cho.

Thích Duy Lực