Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TẬP QUÁN (THÓI QUEN) CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO ĐỐI VỚI VŨ TRỤ VẠN VẬT ?

Trẻ em từ nhỏ đã được dạy tập luyện các thói quen tốt như làm vệ sinh khi ngủ dậy, tập thể dục buổi sáng, rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn, chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ và người chung quanh v.v…Các thói quen tốt hình thành một nếp sống có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Rồi các thói quen khác như xây dựng nhà cửa, trang phục quần áo, chế biến ẩm thực, sáng tác thơ, nhạc, họa v.v…hình thành nếp sống văn hóa của một dân tộc. Nhưng trừ các bậc thánh trí, ít ai ngờ rằng tập quán còn có ý nghĩa cực kỳ sâu xa hơn nữa, nó hình thành nên mọi thứ, bao gồm cả vật chất, thế giới, văn hóa và tinh thần. Bài này có mục đích nghiên cứu ý nghĩa sâu xa nhất của tập quán.

Albert Einstein và đạo Phật

Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau:

Núi cao chi mấy núi ơi

Tề thiên sau khi nhảy ra khỏi lò bát quái của Lão quân, như mãnh hổ thoát cũi sổ chuồng, mặc sức vận dụng hết phép thần thông tài nghệ đánh phá cung Trời đến nỗi:

Thiên cung đại náo phen này,
Thiên binh thần tướng bó tay chịu lùi.

“Thượng đế bèn sai ngay Du dịch Linh quang và Dực thánh Chân quân sang phương Tây mời Phật tổ tới bắt yêu quái.” Gặp Phật, Tề thiên hỏi, thì “Như lai cười, nói: Ta là Phật A di đà Thích ca Mâu ni...” [TDK I 1982: 169].

Để ý cách xưng hô ở đây rất thâm thúy. Tại sao phải dùng đến bốn danh xưng: Phật tổ, Như lai, A di đà, Thích ca?

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Nền y học của đông y và tây y khác nhau ở điểm nào

Đối tượng nghiên cứu của Đông y và Tây y đều là sự sống, sức khỏe và bệnh tật của con người. Mục đích của cả hai nền y học đều là tìm ra những phương pháp bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên trên thực tế do hoàn cảnh lịch sử, sự khác biệt về văn hóa và phương pháp nhận thức (nhận thức luận) nên đã hình thành những hệ thống lý luận và phương pháp thực hành khác nhau.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

LUẬN VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ NHỮNG CÁCH CẢI SỐ PHẬN

Khoa tử vi phương Đông đã tổng kết và ước lượng số mệnh con người qua hàm số sau: Số mệnh = Thiên Mệnh + Địa Mệnh + Nhân Mệnh. Thiên mệnh là người sinh ra bị chi phối bởi: ngày, giờ, tháng, năm, các vì sao chiếu lúc sinh ra và phúc của tổ tiên. Theo đó, Địa mệnh là môi trường xã hội và Phong Thủy nơi sinh sống. Nhân mệnh là phần nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tu tâm dưỡng tính của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

LUẬN BÀN VỀ SÁU NẺO LUÂN HỒI

Trong thuyết luân hồi của Phật Giáo, các kiếp liên tiếp nối theo nhau như một chuỗi mắt xích dài vô tận. Kiếp này là quả của kiếp trước và là nhân cho kiếp sau. Tất cả đều do nghiệp lực quyết định, nghĩa là do những việc thiện hay ác mà chúng sinh ấy làm trong kiếp trước đó. Có thể nói chúng sinh bị luân hồi trong 6 nẻo, còn gọi là lục đạo luân hồi.