Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

SỐNG CHUNG VỚI "THẾ GIỚI PHẲNG"

Chúng ta đang sống trong những năm đầu thập kỉ thứ II của thế kỉ 21 - thế kỉ khởi đầu của đời sống Tâm Linh. Nhờ có thông tin toàn cầu, ta tin chắc điều này. Nhờ có học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành, ta không còn nghi ngờ gì nữa. Thế giới Tâm Linh sẽ là "Thế Giới Phẳng", "Thế giới của chúng ta", thế giới mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dự cảm: "... Ngày sau, sỏi đá cũng cần có nhau...". Đó là Thế Giới cùng sống chung.

HÀNH TRÌNH TÌM VỀ VĂN HOÁ VIỆT

Bình Ngô đại cáo (1427) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định Vương - Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, giành lại độc lập cho Đại Việt mở đầu có câu:

Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị. 

Tâm Kinh và Tính Không

1
Có lần, chúng tôi đã được nghe Tâm Kinh có lời như thế này:

"Avalokita vị Bồ tát linh thiêng, đang đi vào hành trình xâu xa của Prajnaparamita, đã vượt ra bên ngoài, nhìn xuống từ trên cao và thấy năm uẩn đều không."

"Ngài đã thuyết: Này Sariputra! Vật chất là Không, Không là vật chất. Vật chất không khác gì Không. Không không khác gì Vật chất. Dù Vật chất là gì, đấy cũng là Không; dù Không là gì, đấy cũng là Vật chất. Điều này cũng đúng cho quá trình Tâm thức của Con Người là Thọ, Tưởng, Hành và Thức."

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21

Mọi sinh hoạt văn minh của nhân loại vạn tượng xum la, bao gồm giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học v.v... đều nhắm chung mục đích là mong cầu hạnh phúc cho con người: Cho đến nay, khoa học kỹ thuật đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện mưu cầu này. Nhưng chưa thành công. Vì căn bản mọi ngành, mọi môn khoa học, chỉ lợi dụng được những năng lượng phát ra từ vật chất nên vĩnh viễn bị thời gian không gian hạn chế.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

SÔNG HÀN VÀ ĐÀ NẴNG

Sông Hàn có tên chữ là Hàn giang, thời Pháp thuộc còn được gọi là sông Đà Nẵng. Sông Hàn bắt đầu ở ngã ba sông, nơi hợp lưu giữa sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện, tại phường Hòa Cường Nam thuộc quận Hải Châu, cũng là nơi giáp giới với hai quận Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

SÔNG THU BỒN - nơi sản sinh di sản

Sông Hồng, dòng sông sinh ra kinh đô Thăng Long nghìn năm văn hiến, nay là thủ đô Hà Nội; sông Hương, dòng sông đã sinh ra cố đô Huế; sông Sài Gòn sinh ra thành phố cùng tên. Thu Bồn - một dòng sông tưởng chừng chìm đắm trong cõi vô danh, ấy vậy mà, trên dòng chảy của mình đã lần lượt sinh ra đến bốn địa chỉ lịch sử - văn hóa, trong đó, hai địa danh đã trở thành những giá trị tinh thần của nhân loại.

Dịch học và đồ đồng Đông sơn

B - dịch học và đồ đồng Đông sơn

Truyền tích bánh dày bánh chưng kể rằng :

Vua Hùng đã già nghĩ ra cách để tìm người kế vị. Vua ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất, và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

SÁU CĂN HỔ TƯƠNG

Phần V - Chương 25

2: SÁU CĂN HỔ TƯƠNG

Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 509, Phật dạy về Sáu căn thanh tịnh và trang 307, Phật dạy về Sáu căn hổ tương.

Về sáu căn thanh tịnh, Phật dạy "Nếu tu pháp Tam ma địa được nhãn căn thanh tịnh thì chẳng cần có Thiên nhãn, chỉ với cái thân cha mẹ sinh ra tự nhiên nhìn thấy thế giới trong mười phương, thấy Phật, nghe pháp, được phép đại thần thông, chơi khắp mười phương quốc độ, được túc mạng thông, nghĩa là hiểu thấu quá khứ, vị lai v.v..."

HUYỀN BÍ TÀ LƠN (BOKOR).

DẪN NHẬP.

Trong lịch sử hình thành các Đạo giáo Nam bộ, từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, gắn liền với sự tu tập và đắc quả của các vị lãnh đạo các Đạo giáo, chúng ta thường nghe đến một địa danh của Campuchia, nhưng đã trở nên khá quen thuộc với các đạo hữu Việt Nam - Đó là núi Tà Lơn (Tiếng Miên gọi là Bokor).