Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Vườn Việt và tâm hồn người Việt

Yêu không gian sống của người Việt, chúng ta ra sức đào sâu vốn có của người xưa, ngẫm sâu khát vọng trong những tâm hồn Việt qua những áng thơ ca chập chờn mỗi sớm, mỗi chiều, mỗi mùa mỗi vụ để làm nên những cảnh sắc mà chỉ của người Việt.

CHÚNG TA ÐANG SỐNG TRONG THỜI ÐẠI HẠ NGUYÊN

(THỜI ÐẠI CỦA THIÊN TAI, TẬT BỆNH, KHỦNG BỐ, CHIẾN TRANH ÐÓ CHÍNH LÀ THỜI ÐẠI PHÁN XÉT - THỜI MẠT PHÁP)

Chứa đựng một số vấn đề cốt lõi, quan trọng của thời đại mà mọi người chúng ta đang sống. 

Ngày nay nhiều người trong chúng ta đang sinh sống dường như đang đi dần vào giai đoạn suy tàn hủy diệt? Vì nếu không thì tại sao lại xảy ra quá nhiều những trận động đất trên đất liền lẫn dưới đáy biển? Rồi núi lửa bùng phát kết hợp với nạn đất chuồi, núi lỡ, bão tố lũ lụt sóng thần thiên tai hạn hán diễn ra khắp nơi?

ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Nhà xuất bản văn hóa thông tin

Lời Bạch
Cuốn “Định mệnh có thật hay không?” nhằm mục đích trả lời một nghi vấn trải khắp một đời người và qua hàng thiên niên kỷ trong xã hội loài người. Mặc dù vấn đề thật không đơn giản. Nhưng chính sự không đơn giản đó lại là việc cần làm, khi mà nền khoa học hiện đại đã bắt đầu có một cái nhìn thiện cảm về nền văn hoá Đông phương vốn một thời được coi là huyền bí. 

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

BÔNG HỒNG SE DUYÊN

"Bán cho tôi một bông hồng đi cô bé
Đoá nào tươi còn búp mịn màng"
Tôi ngước lên "ông chờ tôi lựa
Một bông hồng vừa ý nghĩa vừa sang"
Khách mĩm cười "cô thật tài quảng cáo
Thế bông hồng mang ý nghĩa sao cô"
Tôi bối rối "hình như người ta nói
Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ"

Quá trình nhập thai, Trụ thai và xuất thai theo quan điểm của nhà PHẬT

A. DẪN NHẬP

Sau khi mạng chung, chúng sanh tùy theo nghiệp lực thiện hay ác lúc sanh tiền đã tác tạo, mà tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới luân hồi là thiên, nhân, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, và địa ngục. Theo đạo Phật, có bốn cách để thọ sanh một kiếp sống mới. Đó là noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Màu sắc Phật giáo trong nhạc Trịnh

Trịnh Công Sơn đã mê hoặc hàng triệu con tim bằng sự ưu tư đầy Phật tính trong các ca khúc của mình. Thế nhưng lúc nào ông cũng bị ám ảnh bởi một cuộc chia tay lớn: “Đường nào dìu tôi đi đến cơn say/ Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh), hay: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai tôi về làm cát bụi” (Cát bụi), hoặc: “Ôi, tiếng buồn rơi đều/ Nhìn lại mình đời đã xanh rêu (Tình xa)… Và cuộc đời ông quả đã kết thúc sớm giữa một rừng hoa tang trắng vào ngày 1/4/2001. Sự ra đi của ông như một dấu lặng vĩnh hằng chấm dứt chuỗi giai điệu 63 năm của một kiếp du ca, nhưng những giai điệu để lại vẫn không ngừng vang vọng, xoáy vào tâm hồn người nghe những vấn nạn muôn thuở của kiếp người.

HAI NGÀY CHAY TẠI NHÀ VƯỜN LONG THUẬN

1. Họp lớp

Lớp cử nhân khoa học ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM (nay là Đại học KHXH&NV TP.HCM) ra trường đã lâu. Có người trước khi tốt nghiệp khoá này, đã tốt nghiệp một vài trường đại học; có người là mục sư, linh mục, đại đức, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà lính, nhà chính trị...; tuổi đời cũng không đồng nhưng lại có sự gắn kết lâu dài kể cũng lạ.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

DÃY NÚI BA VÌ

Ba Vì là một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5.000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1.281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản. Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa (đặt theo tên của công chúa con vua Hùng thứ XVIII được gả cho Sơn Tinh), và núi Vua. Núi Vua cao nhất, tới 1.296m. Trên đỉnh núi Vua có đền thờ Hồ Chí Minh.

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG - LÊ HỮU TRÁC

Trước khi tìm hiểu "MỆNH MÔN" niềm tâm đắc của cụ, Chúng ta tìm hiểu về cuộc đời cụ.

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn ông (*) Sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tí (11-12-1720) tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, nay là xã Hoàng Hữu Nam huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, ông sống nhiều (từ năm 26 tuổi đến lúc mất) ở quê mẹ xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn và cũng qua đời ở đây vào ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) thọ 71 tuổi.

CHỢ CỐC LY

Nếu ai đó muốn tìm hiểu cuộc sống thuần chất văn hóa của đồng bào các dân tộc thì không nên bỏ qua địa chỉ chợ văn hóa Cốc Ly (Bắc Hà). Nằm bên chiếc cầu treo bắc qua sông Chảy, với cảnh quan đẹp thơ mộng chợ Cốc Ly không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con các dân tộc quanh vùng mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

KHOA HỌC CỦA NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH

Ngày 23 tháng 12 năm 2013, trang nhà Thông tin để tư duy đã đăng bài "Người ngoài hành tin có thật hay không?". Từ đó đến nay, đã có 6.500 lượt xem bài này. Qua đó, mới thấy rằng đây là đề tài còn hấp dẫn và lôi cuốn mọi người. Nay, chúng tôi muốn trao đổi một nội dung: khoa học của Người ngoài hành tinh.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN CỦA KHOA HỌC tâm linh Việt Nam

TTđTD - Người ta chụp được sự thay đổi của trường sinh học của nhiều người khi yêu nhau, ghét nhau,… Khi thân nhau thì trường sinh học của cả hai người đều sáng lên hoặc được nối với nhau bằng những sợi chỉ màu nào đó hoặc có hào quang hoàn toàn trùng với nhau thành một. Khi ghét nhau, đố kị nhau thì hào quanq cả hai đều teo lại. Chúng ta có một thuật ngữ mới về tâm lí, với hình dáng, màu sắc, cường độ nghĩa là đang xuất hiện một nền tâm lí học song song…

SÔNG GIANH

Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 mét thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.