Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

PHẢI CHĂNG NGŨ LĨNH LÀ "BIÊN GIỚI CỔ CỦA TỘC VIỆT"?

Để “Tìm lại biên giới cổ của Việt Nam”, bác sĩ Trần Đại Sỹ bỏ ra khá nhiều tâm lực. Không phải chuyện ngồi nhắp chuột trước màn hình “search maps” mà là cuộc dấn thân trên hàng ngàn cây số, tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực tuổi già cùng tiền bạc.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA VẬT LÝ VÀ TÂM LÝ

Bài này chúng tôi xin lạm bàn về những tính chất tương tự, giống nhau giữa vật lý và tâm lý, phản ánh tính chất nhất thể giữa tâm và vật tuy rằng cảm nhận trực quan của chúng ta là chúng hoàn toàn khác nhau.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Huyền thoại Nghiêm Tân - Khí công hay Trường sinh học?

Nghiêm Tân sinh trưởng ở một làng nhỏ thuộc huyện Giang Dân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nghiêm Tân có vóc người nhỏ nhắn, là con thứ của một gia đình có truyền thống thượng võ nên từ nhỏ đã yêu thích quyền cước. Một chuyện kỳ lạ đã đưa Nghiêm Tân đến với khí công.

Ăn uống và sự cân bằng âm dương

Theo quan điểm "Thiên Nhân hợp nhất" của triết học Phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khỏe mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên. Chữa bệnh là thực hiện những biện pháp nhằm tái lập lại sự cân bằng và hài hoà giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể cũng như giữa con người và hoàn cảnh bên ngoài. Khi sự cân bằng đã được thiết lập và sự hài hoà đã được thực hiện, cơ thể tự có sức đề kháng thích hợp với những yếu tố gây bệnh.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

LỜI VÀNG Ý NGỌC

Trần Nhân Tông đã để lại di chúc:

"Các người chớ quên nước lớn thường làm điều trái đạo. Hoạ muôn đời của ta là nước Tàu. Họ không tôn trọng quy ước và biên giới. Luôn luôn bày đặt chuyện để gây hấn. Không thôn tính được thì gặm nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tấc đất cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Ðây là di chúc cho con cháu muôn đời". 

KHÁI NIỆM VỀ SỐ TRONG KINH DỊCH

Giới hạn trong phạm vi lý luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, trình phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự - từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm nghìn mối nghĩ. Vì động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

VÔ MINH & KHOA HỌC NÃO BỘ

TTđTD - Chúng ta rất may mắn sống ở thời điểm này. Với những kiến thức mới của khoa học não bộ, cái ranh giới giữa tôn giáo và khoa học sẽ mỏng dần. Hy vọng sẽ có một ngày người ta không còn giết lẫn nhau vì sự khác biệt tín ngưỡng. Ngày đó đa số con người sẽ sống với tần số Alpha và sẽ có tâm trạng “vô ngã”, biết lắng nghe và thông cảm lẫn nhau. Hòa bình thật sự chỉ có thể xây dựng được từ trong tâm mà thôi.