Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

VÔ MINH & KHOA HỌC NÃO BỘ

TTđTD - Chúng ta rất may mắn sống ở thời điểm này. Với những kiến thức mới của khoa học não bộ, cái ranh giới giữa tôn giáo và khoa học sẽ mỏng dần. Hy vọng sẽ có một ngày người ta không còn giết lẫn nhau vì sự khác biệt tín ngưỡng. Ngày đó đa số con người sẽ sống với tần số Alpha và sẽ có tâm trạng “vô ngã”, biết lắng nghe và thông cảm lẫn nhau. Hòa bình thật sự chỉ có thể xây dựng được từ trong tâm mà thôi.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

CON NGƯỜI LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ

Đông Y cổ đại, Y học hiện đại, Khoa học nghiên cứu tiềm năng con người đều kết luận rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ. Vậy mà kết luận trên lại hiển hiện tự nhiên trong ngôn từ Việt ở ngôn xưng của dân tộc Kinh: Dương / Âm = Còn / Khuất = Càn / Khôn = Trời / Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn = Hoàn Toàn = Cả Tất. Đó là kết cấu theo vũ trụ, dương trước âm sau, dương sinh ra âm. Con người sinh ra ở Đất, do vậy kết cấu theo con người thì phải ngược lại, viết âm trước dương sau, “Sinh ra ở giữa Đất Trời”, bởi vậy người Việt gọi “thuyết Âm Dương”, Hán ngữ giữ nguyên kết cấu đó là Yin Yang. Kết cấu theo vũ trụ thì gọi là Trời Đất, mà kết cấu theo con người thì gọi là Đất Trời, và Đất Trời = Tất Cả. Tất Cả có nghĩa là vũ trụ, cái vũ trụ ấy cô đặc thành một con người, đó là “Tất Cả” = Ta. Ta là ngôn xưng của tiếng Kinh chỉ Mình = “Một Kinh”. Ta=Tui=Tôi=Tao= Cao (tiếng Vân Kiều)=Cau ( tiếng Philippin)= Coong(tiếng Khơ Me)= Cò (tiếng Thái)= =Con=Qua, đều là ngôn xưng ngôi một. Một hướng phát triển khác của ngôn xưng Ta của người Kinh là: Ta=Nhà=Ngã=Ngô=Ngộ (tiếng Việt Đông)=Ngã=Gia=Giả. 

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

TÂY DU KÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÀNH THIỀN

Tây Du Ký là một đại tác phẩm. Ngoài giá trị về văn chương nghệ thuật, nó còn bao hàm một ý nghĩa triết học sâu sắc. Cuộc đời hoạt động của 5 thầy trò Đường Tăng, nhất là nhân vật Tôn Ngộ Không (Tề Thiên), minh họa rất rõ nét quá trình tu tập gian khổ của chúng sanh vô minh trên con đường thăng hoa tiến hóa, tự hoàn thiện chính mình, để thực chứng giác ngộ và thể nhập cảnh giới an lạc Đại Niết bàn (Nirvanakanya).

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Buôn vua (chuyện một câu sấm của Trạng Trình)

Những ngày còn dạy học trên quê hương Trạng Trình, chiều chiều tôi (Thái Doãn Hiểu) thường thơ thẩn một mình dạo chơi ngắm cảnh mặt trời tà đỏ ối trên sông Tuyết mà chạnh nhớ đến Phu Tử người hiền.

Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề "tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam.

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

I. ĐỊNH NGHĨA

Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.