Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

TÂY DU KÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÀNH THIỀN

Tây Du Ký là một đại tác phẩm. Ngoài giá trị về văn chương nghệ thuật, nó còn bao hàm một ý nghĩa triết học sâu sắc. Cuộc đời hoạt động của 5 thầy trò Đường Tăng, nhất là nhân vật Tôn Ngộ Không (Tề Thiên), minh họa rất rõ nét quá trình tu tập gian khổ của chúng sanh vô minh trên con đường thăng hoa tiến hóa, tự hoàn thiện chính mình, để thực chứng giác ngộ và thể nhập cảnh giới an lạc Đại Niết bàn (Nirvanakanya).

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Buôn vua (chuyện một câu sấm của Trạng Trình)

Những ngày còn dạy học trên quê hương Trạng Trình, chiều chiều tôi (Thái Doãn Hiểu) thường thơ thẩn một mình dạo chơi ngắm cảnh mặt trời tà đỏ ối trên sông Tuyết mà chạnh nhớ đến Phu Tử người hiền.

Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề "tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam.

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

I. ĐỊNH NGHĨA

Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Một bí ẩn từ Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trong gần hai thế kỷ, Truyện Kiều của Nguyễn Du đi vào Đại Ký Ức của người Việt. Mỗi người, mỗi sinh hoạt tiếp nhận những lời thơ Kiều như một nguồn cảm hứng, một kho tàng tài liệu hay một lời biện minh. 

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

TỨ BẤT TỬ

1. Tứ bất tử 

Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Chử Đồng Tử, (còn được gọi là Chử Đạo tổ) tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có. Liễu Hạnh, hay Mẫu Thượng Thiên, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, văn thơ.

Đại địa mạch quốc gia

Chuyện 700 năm trước 
Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, có hai người “phạm lỗi” với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên chiến công lớn, góp phần không nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài, nhưng ăn nói thì quá mạnh bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị nhà Vua tước hết quan chức, bổng lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Máu ghen Hoạn Thư

Đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du mấy ai quên được Hoạn Thư, con người “ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Mà nhớ nhất là sự đánh ghen của người đàn bà họ Hoạn này, cái ghen sâu sắc, âm thầm mà độc địa, tàn khốc.