Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Tắm âm dương - Liệu pháp mới cho sức khoẻ

Đây là phương pháp mà hầu hết người Nhật đều biết, có phổ biến và có nhiều người áp-dụng thành-công:

Sau khi tắm xong dưới vòi nước bông sen trong phòng tắm; mình tăng độ nước nóng lên chừng 50 độ C (cao hay thấp hơn tùy ý và tùy sức chịu đựng của cơ thể nhưng không quá nóng); đứng dầm nước nóng chừng 2 đến 3 phút; sau đó giảm nước nóng và tăng nước lạnh lên từ từ và lạnh đến mức nào mà cơ thể có thể chịu được cũng từ 2 đến 3 phút . Sau khi quen có thể tăng mức lạnh của nước.

Hào quang của con người

Bây giờ ta mới ở vào vị trí hiểu được hào quang của con người thực sự là gì theo nghĩa trọn vẹn nhất. Chính Chơn nhơn biểu lộ cùng một lúc trên cả bốn cõi của tâm thức và khả năng hoạt động trong mỗi cõi đó đều tùy theo sự phát triển của Chơn nhơn; đó là khối tập hợp các hạ thể của Chơn nhơn, là các hiện thể tâm thức của Chơn nhơn; nói tóm lại là khía cạnh hình tướng của Chơn nhơn. Chúng ta nên coi hào quang là như thế chứ không chỉ là cái vành hoặc đám mây bao xung quanh y.
Tài liệu đính kèm: "MAN AND HIS BODIES" - Tải về

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Sự thật ngôi chùa “nhốt trùng” nhiều nhất Việt Nam

Theo quan điểm của đạo Phật, sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp của mỗi người. Nghiệp có nghiệp riêng và nghiệp chung, nhưng nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chi phối. Theo Hòa thượng Thích Thanh Dũng thì giữa tín ngưỡng với mê tin có lằn ranh rất nhỏ. Nhà chùa không khuyến khích cho cái gọi là mê tín, nhưng vì tín ngưỡng của chúng sinh- và đây lại là làm cho chúng sinh an tâm về tâm lý, nên nhà chùa nhận làm. Tuy nhiên, có những điều kỳ lạ khó giải thích, như: Khá thường xuyên, nhà chùa tiếp nhận những người bị điên loạn, khi người ta cắn xé quần áo, kêu gào; có trường hợp người đó bị gia đình trói lại chở ô tô đến đây. Đến đây, nhà chùa làm lễ thì những người như thế khỏi, trở lại là người bình thường, và khi hỏi lại - họ không nhớ sự việc trước đó. Người ta nói rằng, như vậy là bị “vong hành”, còn tôi thì cho rằng, có thể cảnh sắc u tịch, ở chốn này đã làm cho tâm hồn họ thư thái lại chăng.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

BÍ ẨN THUẬT HỒI XUÂN CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG

Một bí quyết được lưu truyền rộng rãi suốt 70 năm qua, được hàng triệu người thuộc nhiều thế hệ trên khắp thế giới áp dụng và tin rằng, nó giúp họ tìm lại sức sống tràn trề, cơ thể dẻo dai và tinh thần tráng kiện. Đó là 5 thức tập luyện của các Lạt ma Tây Tạng, hay còn được biết đến dưới tên gọi "Suối nguồn tươi trẻ". 

Nhu cầu tâm linh của thế kỷ 21

Con người trong bất cứ thời đại nào đều có “mối quan tâm tối hậu” là đạt đến tâm linh, những chiều cao trong tâm thức của nó.
Khi nhìn lại văn học nghệ thuật – lĩnh vực nhạy cảm nhất, mang tính dự báo của xã hội con người – thì tại Âu Mỹ trong thế kỷ XX, chúng ta thấy hình ảnh của con người hiện đại là những con người cô đơn và buồn rầu.

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

TẾT LÀ GÌ ?

“Muốn hiểu được tầm quan trọng của Tết cần nhớ lại với Việt Nho thì siêu hình là thời gian và tình cảm. Cả hai đều vô hình nhưng lại có thực; đó chính là chất liệu làm nên con người, tràn ngập toàn thể con người dưới tên bao quát là tình, tâm tình. Đó là then chốt của con người, con người cần phải “tùy thời”. “Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai”, vì tùy thời cũng chính là sống theo tình theo tính, tức là Đạo. Đó là những việc không thể bỏ dù một giây. Nhưng có những lúc cần trọng thể hóa: như những thời điểm khởi đầu mùa, đầu năm Nho gọi là tiết, ta đọc là Tết. Đó là ngành ngọn của chữ Thời.

SÔNG SÀI GÒN

Nhắc đến Paris, người ta nghĩ ngay đến sông Seine, London gắn với sông Thames, Hà Nội gắn với sông Hồng, Nghệ Tĩnh gắn sông Lam, Quảng Ngãi gắn với sông Trà, Đà Nẵng gắn với sông Hàn, Quảng Nam với sông Thu Bồn, Đồng Nai gắn với sông Đồng Nai; lớn hơn, trong phạm vi một quốc gia như Ai cập gắn với sông Nin, Ấn Độ gắn với sông Hằng… Sông Nin làm nên nền văn minh của Ai cập; sông Hằng làm nên nền văn minh Ấn Độ. Trên đất nước ta, sông Hương ở Huế điển hình cho một cảnh quan thiên nhiên đẹp thường được các nhà quy hoạch đánh giá là có giá trị thẩm mỹ cao. Sông Hàn ở Đà Nẵng với sáu cây cầu bắc qua không chỉ làm sống dậy một vùng đất bên kia bờ mà còn tạo vẻ duyên dáng cho một thành phố đầy sức sống với các công viên được tạo dựng ở hai bờ.

VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

1. Thiên văn
Quan niệm về vũ trụ của người Trung Quốc cổ đại chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Vũ trụ buổi hồng hoang ở trạng thái mông lung, mờ mịt gọi là "thái cực" sau đó sinh ra "lưỡng nghi" (âm và dương). "Lưỡng nghi" vừa tương khắc vừa kết hợp với nhau tạo thành năm khí chất chủ yếu (ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Từ quan niệm "thiên địa hai tầng", tầng trên là trời - thế giới vô hình, tầng dưới là đất - thế giới hữu hình, đến thế kỷ 5, hình thành ba quan niệm về cấu trúc vũ trụ. Thuyết "cái thiên" hình dung bầu trời như một cái nắp hình bán cầu trùm lên mặt đất hình vuông.

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Hệ thống Bảy Luân Xa trong Cơ Thể (Seven Chakras in body)

Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á, một chakra (Devanagari: चक्र) được cho là một nexus của năng lượng tâm linh hay/và sinh lý ẩn trong cơ thể con người.
Giới thiệu 
Từ nguyên thủy trong tiếng Sanskrit cakra चक्र mang ý nghĩa là “bánh xe” hay “vòng tròn”, và đôi khi được dùng để chỉ đến “bánh xe của luân hồi”, đôi khi còn được gọi là luân xa theo âm Hán Việt. Một số truyền thống miêu tả 5 hay 7 chakras, một số khác là 8.
Các chakra được miêu tả như là xếp thành một cột thẳng từ gốc của cột sống lên đến đỉnh đầu. Mỗi chakra liên quan tới một số chức năng tâm sinh lý, một khía cạnh của nhận thức, một phần tử cổ điển (nước, lửa, khí, đất), một màu sắc nào đó và nhiều đặc điểm khác. Chúng thường được hình tượng hóa bằng các hoa sen với số cánh khác nhau cho mỗi chakra.

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

KHÔNG GIAN BỐN CHIỀU THEO THÔNG THIÊN HỌC

Vậy là, điều tồn tại xung quanh ta, trước mắt ta, được khoa học gọi là không gian ba chiều. Nhưng, liệu ngoài những thứ ta đụng chạm, ta nâng niu hàng ngày kia ra, còn có chiều không gian thứ tư, hay thứ năm nào nữa hay không?