Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Hệ thống Bảy Luân Xa trong Cơ Thể (Seven Chakras in body)

Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á, một chakra (Devanagari: चक्र) được cho là một nexus của năng lượng tâm linh hay/và sinh lý ẩn trong cơ thể con người.
Giới thiệu 
Từ nguyên thủy trong tiếng Sanskrit cakra चक्र mang ý nghĩa là “bánh xe” hay “vòng tròn”, và đôi khi được dùng để chỉ đến “bánh xe của luân hồi”, đôi khi còn được gọi là luân xa theo âm Hán Việt. Một số truyền thống miêu tả 5 hay 7 chakras, một số khác là 8.
Các chakra được miêu tả như là xếp thành một cột thẳng từ gốc của cột sống lên đến đỉnh đầu. Mỗi chakra liên quan tới một số chức năng tâm sinh lý, một khía cạnh của nhận thức, một phần tử cổ điển (nước, lửa, khí, đất), một màu sắc nào đó và nhiều đặc điểm khác. Chúng thường được hình tượng hóa bằng các hoa sen với số cánh khác nhau cho mỗi chakra.

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

KHÔNG GIAN BỐN CHIỀU THEO THÔNG THIÊN HỌC

Vậy là, điều tồn tại xung quanh ta, trước mắt ta, được khoa học gọi là không gian ba chiều. Nhưng, liệu ngoài những thứ ta đụng chạm, ta nâng niu hàng ngày kia ra, còn có chiều không gian thứ tư, hay thứ năm nào nữa hay không?

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Phương pháp mở con mắt thứ 3

PHƯƠNG PHÁP THIỀN ĐỊNH VỀ ÂM THANH VŨ TRỤ HAY TIẾNG HẢI TRIỀU ÂM CỦA ĐỨC QUAN THẾ ÂM 

Phương pháp này là của Mật Giáo Ấn Độ (Phái Du Già) và hoàn toàn không dính líu gì đến Phương Pháp Xuất Hồn của Ông Tám-Lương Sĩ Hằng.

CÂY SA LA

Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh và Ngài cũng nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

NHỮNG CÂU HỎI VỀ TÂM LINH

"Chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đi về đâu?" - đó là những câu hỏi lớn của nhân loại và cũng là chủ đề tên một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Pháp Gauguin cuối thế kỷ 19. Không phải ai cũng đặt cho mình câu hỏi lớn này. Khi người ta còn trẻ vì mãi lo toan miếng cơm manh áo, danh vọng và tiền tài..., đến lúc mãn chiều xế bóng, rồi bệnh tật và tuổi già, khiến con người nghĩ đến đời sống tâm linh. Vì thế, dân gian có câu: "trẻ vui nhà già đến chùa". Ngày nay, tuổi trẻ lo "mưu sinh" quên "mưu tử".

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

ĐÈO NGOẠN MỤC

Đèo Ngoạn Mục nằm trên đường 11 Phan Rang đi Đà Lạt. Dưới chân đèo là thị trấn Sông Pha xinh đẹp. Từ xa du khách đã thấy hai ống kim loại trắng toát nổi lên giữa cánh rừng bạt ngàn, đó là ống dẫn nước cho nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

MÙI LÀ CON MŨI, LÀ CON BÙI, CON BÒI.

Nguyễn Xuân Quang

Lời tác giả
Xin cảnh báo: vì đây là một bài khảo cứu nên các từ về bộ phận sinh dục viết ‘nguyên con’, có thể làm tổn hại tới sức khỏe của các nhà đạo đức, tu hành.
** *
Xuân lại về, chúng ta lại tìm hiểu tên con Mùi của năm Ất Mùi năm nay. Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã biết tên 12 con giáp không phải là do người Trung Hoa phát kiến ra. Chúng ta là Việt Mặt trời rạng ngời, có một nền văn minh Hừng Việt chói chang, dựa trên nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng, Việt Dịch Nòng Nọc, thờ Vũ Trụ, thờ Mặt Trời còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn, có nền văn minh sông biển giỏi về thủy vận nên rất rành về niên lịch, năm tháng, thiên văn. Cổ sử đã ghi Việt Thường đã có Việt Dịch nòng nọc ghi trên lưng rùa về thời Đạo Đường, vua nhà Chu sai chép lại gọi là lịch rùa. Vì thế người Việt cổ có niên lịch, năm tháng mang tên bằng tiếng Việt là một chuyện có thật. Thật vậy, tác giả Bùi Huy Hồng trong bài “Mấy Nét Về Thiên Văn Học Thời Hùng Vương” đã viết “Ở Cam-pu-chia còn lưu lại đến ngày nay một cuốn lịch cổ nhất là lịch Bầu Ràn (634 AD) dùng 12 tên con giống tiếng Việt và tiếng Mường…” (Hùng Vương Dựng Nước, 1972, t. III, tr. 299).