Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Biểu tượng âm dương theo quan điểm biện chứng

Giả sử rằng chiếc xe hiệu SH của Honda rất nhiều ưu điểm so với các sản phẩm khác như máy mạnh, thiết kế đẹp, bền, nhiều tính năng, thời trang. Khuyết điểm của nó là giá cao. Nó chứa hai mặt. 

Độc giả Võ Tiến Dũng gửi đến VnExpress ý kiến cá nhân về biểu tượng âm dương (vòng tròn, một bên trắng, một bên đen, trong phần đen có một điểm trắng và trong phần trắng có một điểm đen) dưới quan điểm duy vật biện chứng Mác-Lênin. Theo ông Dũng, ý nghĩa của biểu tượng âm dương dưới quan điểm duy vật biện chứng Mác-Lênin có hai ý nghĩa chính như sau:

Hiệu ứng con bướm

Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác. Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô. Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó”(1).

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Thể tùng quả ở động vật có vú có thể là con mắt thứ ba

Sơ đồ: Thể tùng quả ở động vật có vú là con mắt thứ ba. 
“Giải phẫu y học hiện đại cũng đã phát hiện rằng, nửa bộ phận phía trước [của] thể tùng quả, nó đã được trang bị một kết cấu tổ chức đầy đủ của [một] con mắt người. Vì nó đặt ở vị trí bên trong sọ não, nên người ta giảng rằng nó là một con mắt thoái hoá. [Dù] đó có đúng là con mắt thoái hoá hay không, giới tu luyện chúng tôi vẫn bảo lưu [quan điểm của mình]. Và dù sao thì y học hiện đại cũng đã công nhận rằng tại vị trí ấy trong sọ não người có một con mắt. Chúng tôi đánh thông ra một đường nhắm vào chính điểm ấy; [nó] chính là tương hợp với nhận thức của y học hiện đại.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Giải mã bí ẩn “Kinh dịch”


Tôi thực hiện loạt bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch. Bởi lẽ Kinh dịch có khả năng dự đoán trước được tương lai vậy là vượt trên kiến thức cũng như tư duy của người thường rất nhiều rồi, nhưng các nhà nghiên cứu Dịch học xưa nay viết về kinh dịch chỉ đưa ra những hiểu biết từ kiến thức của con người mà thôi, mà dùng kiến thức và tư duy của con người thì không thể liễu giải kinh dịch được, những điều hiểu được về Kinh dịch từ trước đến nay chỉ ở mức độ con người, còn đạo lý vượt qua con người thì con trước đây vốn chưa có ai nêu ra.