Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ?

Trước khi đề cập vấn đề tại sao con người khó giác ngộ, cần phải tìm hiểu giác ngộ trong Phật giáo có ý nghĩa như thế nào. Trong Kinh Kim Cang, Phẩm 22 Vô Pháp Khả Đắc có câu :

須菩提白佛言。世尊。佛得阿耨多羅三藐三菩提。為無所得耶。如是如是。須菩提。我於阿耨多羅三藐三菩提。乃至無有少法可得是名阿耨多羅三藐三菩提

Tu Bồ Đề hỏi Phật : “Thế Tôn, Phật đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarasamyak sambodhi – Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) có phải là Vô Sở Đắc (không có cái được, không được gì cả) không?”

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG?

1. Quan niệm thời gian trong vật lý hiện đại

Chúng ta tóm tắt những điểm chính của bài viết Is time an illusion? của Giáo sư Triết học Craig Callender Đại học California trên tạp chí Scientific American tháng 6/2010, do Cao Chi biên dịch với tựa đề Thời gian phải chăng là một ảo tưởng? đăng trên tạp chí Tia Sáng số 14/7/2010. “Thời gian chỉ là một phương thức thuận tiện để đo đạc các quá trình trong vũ trụ. Thời gian không tồn tại độc lập. Chúng ta chỉ cảm nhận được thời gian vì chúng ta là một hệ con bị ràng buộc với các hệ con khác trong vũ trụ bởi nhiều mối liên quan. 

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại một ít di tích.

TUỆ VÀ GIÁC NGỘ

Ngay từ hơn hai ngàn năm trước, Đạo Phật đã xuất hiện như một mặt trời với ánh sáng rực rỡ kỳ lạ. Con đường tu chứng của Đạo Phật hoàn toàn không có dấu vết của sự thần bí, linh thiêng và sùng bái giống như mô hình chung của đa số các tôn giáo tại phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng. Không có các vị thần biểu tượng cho các năng lực thần thánh, không có ấn chú linh phù, không có truyền tâm (initiation), không có gia trì, phù hộ v.v…Ngược lại, sự tu tập và giác ngộ của giáo pháp nguyên thủy, hoàn toàn dựa trên sự phát triển lý trí tự thân để thăng hoa các tuệ thế gian thành các trí xuất thế gian. Chính trí tuệ đưa đến giác ngộ tối thượng của Đạo Phật chứ không phải là các bí thuật câu thông với năng lực thần thánh nằm trong vô thức. Chính trí tuệ mạnh mẽ của con người đã đưa đến giác ngộ tối thượng, chứ không phải sự qui phục (surrender) đấng tối cao, hay vong thân (alienation) vào thần thánh, vào hình ảnh của giáo chủ!