Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

SỰ KHÁC BIỆT thú vị giữa Đông và Tây

Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Chu kỳ vũ trụ và Thời đại Bảo Bình

Trong quá khứ, nhiều nhà thiên văn và chiêm tinh cho rằng mỗi một nền văn minh của con người chỉ tồn tại trong khoảng 25.920 năm (Great Year/Platonic Year). Tức là, sau khi Mặt Trời hoàn thành chu kỳ đi qua 12 cung Hoàng đạo, khoảng 2.160 năm cho mỗi cung, thì có tận thế xảy ra. Tuy nhiên, việc xác định từng thời điểm thuộc về chu kỳ nào là rất khó khăn và còn nhiều tranh cãi.

VĂN MINH là gì?

Ngày nay, trong các văn bản của nhà nước Việt Nam thường thấy câu khẩu hiệu: "Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh"; còn trong các tài liệu sử Việt đều nói nước ta có ba, bốn, thậm chí là năm nghìn năm văn hiến, văn minh. Chẳng hạn, trong Bình Ngô Đại Cáo đã tuyên: "Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"... Tại sao chúng ta đã có nền văn minh, văn hiến đã lâu, bây giờ mới xây dựng?

Mục đích của đời người

Ngày nay, mọi người sống có xu hướng phung phí tài sản, xài những loại xe siêu sang, quần áo, điện thoại, ví, nữ trang… đắt tiền. Đất nước còn nghèo, nhiều gia đình nông dân khó khăn, đến mùa thu hoạch lúa có khi trả được nợ phân thuốc, có khi không, nếu lúa thất mùa thì nợ khoảng 1 triệu đồng. Trong khi đó các đại gia với chiếc áo mặc có khi lên đến tiền tỷ, chiếc đồng hồ đeo tay trên chục ngàn đô, điện thoại di động vài ngàn đô…

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thuyết luân hồi

Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”. Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.

CHỐT LẠI CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Năm 2000, một tu sĩ Phật giáo, Ông Matthieu Ricard, [Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp. Sau nhiều năm làm việc về Di truyền học tại Institut Pasteur, Paris, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáo và quyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo. Ông hiện tu tập tại một thiền viện ở Schechen, gần Katmandou, Népal. Ông cũng là một tác giả nổi tiếng tại Pháp với tác phẩm Le Moine et le Philosophe (Thầy tu và Triết gia _Matthieu Ricard/Jean-François Revel , nxb NiL 1997) và nhiều tác phẩm khác] cùng với một nhà khoa học người Việt Nam, Ông Trịnh Xuân Thuận, một tác giả nổi danh [ giáo sư Ðại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể (Astrophysique), cũng là một người theo đạo Phật. Với hai tác phẩm khoa học là La Mélodie secrète và Le Chaos et l'Harmonie (Giai điệu bí mật, Hỗn độn và Hài hòa _nxb Fayard 1988 và 1998)] cùng nhau viết một tác phẩm đối chiếu với quy mô lớn những điểm tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo và Khoa học với nhan đề L’Infini dans la paume de la main – du Big Bang à l’éveil, NiL éditions, 2000 (Vô tận trong lòng bàn tay – từ Big Bang đến tỉnh thức, nhà xuất bản Sông Nil năm 2000). Cuốn sách nêu ra nhiều điểm tương đồng quan trọng giữa Phật giáo và Khoa học.

Giải nghĩa chú Lăng Nghiêm 01: Câu đầu tiên

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

Thiền là gì?

Mục lục
Dẫn nhập
Cội nguồn ban sơ
Thiền – Giản đơn hay phức tạp?
Thiền – Triết học?
Thiền – Tôn giáo?
Thiền – Thiền định?
Thiền là gì?
Nghĩa không trong Thiền học

Thiền không bao giờ đặt ra vấn đề so sánh các đối tượng theo cách cái này “là” hay “không phải là” cái kia. Vì thế, ngay cả việc đặt ra câu hỏi thiền là gì đã là một điều không thể có trong nhà thiền. Nhưng đây lại chính là nỗi ám ảnh không sao tránh khỏi của những người mới bước chân đến cửa thiền. Rốt lại, thiền là gì mà chúng ta lại phải bỏ công tìm hiểu hay thâm nhập?

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Lắng lòng ngắm những loài hoa linh thiêng nhà Phật

Hoa sen là hoa của nhà Phật. Các nhà chùa, nhà sư đều cắm trang trí, trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sự tích Đức Phật đản sanh bước ra 7 bước nở ra 7 tòa sen thơm ngát là biểu tượng của từ bi, trí tuệ, tình thương…

CHÍNH TRỊ, CÔNG NGHIỆP VÀ TIN HỌC

Những khái niệm trong tựa bài có vẻ hơi xa với Phật giáo chăng? Không, không xa với Phật pháp, mà cũng rất gần gũi với tất cả mọi người, kể cả trẻ con.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. 

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Duyên và Nợ

Trong thời Đức Phật còn tại thế có câu chuyện hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau. Lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ con nữa. Họ đem lòng yêu nhau vì thấy có cái gì đó quyến luyến đối với họ.

ĐỨC THẾ TÔN CHUYỂN PHÁP LUÂN

“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu”. Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khó mà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…

TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo ( Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. Đến đây hẳn độc giả cảm thấy rất thắc mắc, rất nghi ngờ vì cảm thấy quá đỗi phi lý, không thể hiểu nổi, không thể tin nổi. Chẳng lẽ cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang sử dụng, cơm ăn áo mặc hàng ngày là không có thật sao?