Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thuyết luân hồi

Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”. Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.

CHỐT LẠI CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Năm 2000, một tu sĩ Phật giáo, Ông Matthieu Ricard, [Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp. Sau nhiều năm làm việc về Di truyền học tại Institut Pasteur, Paris, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáo và quyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo. Ông hiện tu tập tại một thiền viện ở Schechen, gần Katmandou, Népal. Ông cũng là một tác giả nổi tiếng tại Pháp với tác phẩm Le Moine et le Philosophe (Thầy tu và Triết gia _Matthieu Ricard/Jean-François Revel , nxb NiL 1997) và nhiều tác phẩm khác] cùng với một nhà khoa học người Việt Nam, Ông Trịnh Xuân Thuận, một tác giả nổi danh [ giáo sư Ðại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể (Astrophysique), cũng là một người theo đạo Phật. Với hai tác phẩm khoa học là La Mélodie secrète và Le Chaos et l'Harmonie (Giai điệu bí mật, Hỗn độn và Hài hòa _nxb Fayard 1988 và 1998)] cùng nhau viết một tác phẩm đối chiếu với quy mô lớn những điểm tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo và Khoa học với nhan đề L’Infini dans la paume de la main – du Big Bang à l’éveil, NiL éditions, 2000 (Vô tận trong lòng bàn tay – từ Big Bang đến tỉnh thức, nhà xuất bản Sông Nil năm 2000). Cuốn sách nêu ra nhiều điểm tương đồng quan trọng giữa Phật giáo và Khoa học.

Giải nghĩa chú Lăng Nghiêm 01: Câu đầu tiên

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

Thiền là gì?

Mục lục
Dẫn nhập
Cội nguồn ban sơ
Thiền – Giản đơn hay phức tạp?
Thiền – Triết học?
Thiền – Tôn giáo?
Thiền – Thiền định?
Thiền là gì?
Nghĩa không trong Thiền học

Thiền không bao giờ đặt ra vấn đề so sánh các đối tượng theo cách cái này “là” hay “không phải là” cái kia. Vì thế, ngay cả việc đặt ra câu hỏi thiền là gì đã là một điều không thể có trong nhà thiền. Nhưng đây lại chính là nỗi ám ảnh không sao tránh khỏi của những người mới bước chân đến cửa thiền. Rốt lại, thiền là gì mà chúng ta lại phải bỏ công tìm hiểu hay thâm nhập?

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Lắng lòng ngắm những loài hoa linh thiêng nhà Phật

Hoa sen là hoa của nhà Phật. Các nhà chùa, nhà sư đều cắm trang trí, trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sự tích Đức Phật đản sanh bước ra 7 bước nở ra 7 tòa sen thơm ngát là biểu tượng của từ bi, trí tuệ, tình thương…

CHÍNH TRỊ, CÔNG NGHIỆP VÀ TIN HỌC

Những khái niệm trong tựa bài có vẻ hơi xa với Phật giáo chăng? Không, không xa với Phật pháp, mà cũng rất gần gũi với tất cả mọi người, kể cả trẻ con.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. 

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Duyên và Nợ

Trong thời Đức Phật còn tại thế có câu chuyện hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau. Lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ con nữa. Họ đem lòng yêu nhau vì thấy có cái gì đó quyến luyến đối với họ.

ĐỨC THẾ TÔN CHUYỂN PHÁP LUÂN

“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu”. Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khó mà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…

TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo ( Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. Đến đây hẳn độc giả cảm thấy rất thắc mắc, rất nghi ngờ vì cảm thấy quá đỗi phi lý, không thể hiểu nổi, không thể tin nổi. Chẳng lẽ cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang sử dụng, cơm ăn áo mặc hàng ngày là không có thật sao?

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

QUẢNG NGÃI - "quê mía xứ đường"

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi "quê mía xứ đường". Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh quý giá nhất của Đại Thừa. Chính bộ kinh nầy do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng ngay sau khi Ngài thành Chánh giác. Trong khoảng 49 ngày ngồi tư duy dưới gốc cây Bồ đề, Ngài ở trong định “Hải Ấn Tam Muội” và hiện ra thân tướng Pháp Thân Đại Nhật Như Lai mà nói ra bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy để hóa độ cho các vị Bồ tát từ ngôi Sơ Địa trở lên. Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày, nhưng Ngài nói ở đây là nói trong thiền định bởi vì 21 ngày của cuộc sống vật chất theo đời thường thì tất nhiên quá ngắn ngủi. Còn 21 ngày của tư duy thiền định thì thật lớn lao không thể nào tính được. Một tâm niệm trong thiền định, Bồ Tát có thể cứu độ được vô số chúng sanh. Cũng vì ý nghĩa quá cao siêu đó nên Kinh nầy đã không được cho phổ biến mà đem đi cất giữ tại cung điện của Long Vương. Cho mãi đến khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, thì có Bồ tát Long Thọ ra đời. Vì do lòng khao khát cầu Chánh pháp, Ngài đã dùng thần thông xuống tận Long Cung và lưu lại đây trong 90 ngày để đọc tụng sao chép và mang về san định lại rồi cho phổ biến bộ kinh vĩ đại nầy.

GIÁO LÝ NGHIỆP

A- Dẫn nhập
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" (Owners of their karma are the beings, heir of the karma. The karmar is their womb from which they are born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. 

Điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín

Một bài thuốc dân gian đã có tác dụng với rất nhiều người trong điều trị gai cột sống. Đó là bài thuốc trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín. Hãy kiểm chứng nhé.

Tông chỉ chung của Đạo Phật là phá chấp

Toàn bộ giáo pháp của Đức Phật dù liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa đều là phương tiện để hướng tới một tâm thái, một hành động giác ngộ mà chúng ta tạm gọi là tông chỉ của Đạo Phật, nó có thể diễn tả đầy đủ và chính xác chỉ bằng hai chữ “phá chấp”. Nếu hiểu được ý nghĩa của hai chữ này thì hiểu được Đạo Phật, còn nếu không thì chỉ là đàm huyền luận diệu một cách vô bổ, thực tế chỉ là đứng ngoài cửa chứ chưa vào nhà.