Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

QUẢNG NGÃI - "quê mía xứ đường"

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi "quê mía xứ đường". Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh quý giá nhất của Đại Thừa. Chính bộ kinh nầy do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng ngay sau khi Ngài thành Chánh giác. Trong khoảng 49 ngày ngồi tư duy dưới gốc cây Bồ đề, Ngài ở trong định “Hải Ấn Tam Muội” và hiện ra thân tướng Pháp Thân Đại Nhật Như Lai mà nói ra bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy để hóa độ cho các vị Bồ tát từ ngôi Sơ Địa trở lên. Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày, nhưng Ngài nói ở đây là nói trong thiền định bởi vì 21 ngày của cuộc sống vật chất theo đời thường thì tất nhiên quá ngắn ngủi. Còn 21 ngày của tư duy thiền định thì thật lớn lao không thể nào tính được. Một tâm niệm trong thiền định, Bồ Tát có thể cứu độ được vô số chúng sanh. Cũng vì ý nghĩa quá cao siêu đó nên Kinh nầy đã không được cho phổ biến mà đem đi cất giữ tại cung điện của Long Vương. Cho mãi đến khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, thì có Bồ tát Long Thọ ra đời. Vì do lòng khao khát cầu Chánh pháp, Ngài đã dùng thần thông xuống tận Long Cung và lưu lại đây trong 90 ngày để đọc tụng sao chép và mang về san định lại rồi cho phổ biến bộ kinh vĩ đại nầy.

GIÁO LÝ NGHIỆP

A- Dẫn nhập
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" (Owners of their karma are the beings, heir of the karma. The karmar is their womb from which they are born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. 

Điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín

Một bài thuốc dân gian đã có tác dụng với rất nhiều người trong điều trị gai cột sống. Đó là bài thuốc trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín. Hãy kiểm chứng nhé.

Tông chỉ chung của Đạo Phật là phá chấp

Toàn bộ giáo pháp của Đức Phật dù liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa đều là phương tiện để hướng tới một tâm thái, một hành động giác ngộ mà chúng ta tạm gọi là tông chỉ của Đạo Phật, nó có thể diễn tả đầy đủ và chính xác chỉ bằng hai chữ “phá chấp”. Nếu hiểu được ý nghĩa của hai chữ này thì hiểu được Đạo Phật, còn nếu không thì chỉ là đàm huyền luận diệu một cách vô bổ, thực tế chỉ là đứng ngoài cửa chứ chưa vào nhà.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (3)

NGƯỜI MỸ VÀ NIỀM TIN VÀO CÕI GIỚI MÀ LINH HỒN ÐẾN SAU KHI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Ngày nay một số lớn người Mỹ có thái độ và niềm tin về những gì sẽ xảy đến với bản thân họ sau khi chết có rất nhiều thay đổi sâu xa.
Sau khi một số y bác sĩ trình bày những bài thuyết giảng, những bài báo và cả luận án cũng như nghiên cứu về vấn đề kề cận với cái chết, các nhà báo bất đầu đổ xô đi săn lùng những đề tài vừa kể.  Năm 1982, viện Gallup đã mở một cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về những hiện tượng của vấn đề cận tử.  Kết quả, viện này đã tham khảo được 8 triệu người Mỹ đã có lần Chết đi và Sống lại.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (2)

NGƯỜI CHẾT THƯỜNG THẤY LẠI BẠN BÈ NGƯỜI THÂN ÐÃ QUA ÐỜI TRƯỚC ÐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Họ sẽ thấy nhiều hình ảnh tùy vào nghiệp lực mà họ đã gây ra lúc còn sống như trước đó đã tạo nhiều nghiệp ác thì họ sẽ thấy những hình ảnh ghê rợn, có khi thấy người bị họ tàn hại trước đó xuất hiện đòi mạng hay kêu van.  Nếu khi sống họ đã làm việc thiện thì sẽ thấy cảnh an lạc, thanh tao, êm ả...
 Nhiều người có lần chết đi sống lại đã kể rằng, họ đã thấy những người bà con, bè bạn xuất hiện - và những người này là những người đều đã chết cả rồi.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP

LỜI MỞ ÐẦU
Kính thưa quý vị độc giả

Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: - Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện…

Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả… Đó là chuẩn bị lúc Lâm chung!.

Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết.

TIẾP XÚC VỚI CHÍNH MÌNH

Có bao giờ em tự mình tiếp xúc với chính mình? Tiếp xúc với chính mình là một vấn đề thường được bàn trong tôn giáo. Và như em đã biết, mỗi tôn giáo có cách tiếp xúc khác nhau với nhiều mục đích khác nhau.

Tâm Thức, Không Gian Ba Chiều

Tâm thức là bao gồm Trí tuệ, Tâm trí và Tiềm thức.
1
Trí tuệ là sự tiếp thu tri thức của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học kinh doanh, khoa học chính trị, khoa học con người và khoa học tâm linh,... Đồng thời là sự hấp thụ những trải nghiệm của đời sống, niềm hân hoan của thành công, nỗi cay đắng của thất bại. Tất cả theo thời gian, năm tháng những tri thức và những trải nghiệm ngấm vào máu thịt, thấm đẫm trong từng tế bào, không chỉ chứa đựng trong bộ óc mà còn tràn đầy trong trái tim, hình thành và hun đúc nên thành bản lĩnh trí tuệ. Trí tuệ là cái bên trong của con người, nó từ bên ngoài rồi trở thành một phần của cái bên trong.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Tây phương với Đông phương đối thoại và cùng tiến

1- Khoa học đối thoại với Phật giáo
Nửa cuối thế kỷ 20, chúng ta chứng kiến điều không thể tránh: sự chạm mặt , sự gặp gỡ, phản biện, học hỏi nhau ở đỉnh cao của văn hóa và văn minh Tây phương và Đông phương. Đã qua rồi những thế kỷ Tây phương xâm chiếm Đông phương làm thuộc địa, mặc dù cũng nhờ cuộc tiếp xúc “bất đắc dĩ” đó mà Tây phương cũng bắt đầu hiểu Đông phương. Cũng trong thế kỷ 20, những khuyết điểm của văn hóa Tây phương càng bộc lộ trên mặt xã hội, văn hóa. Cho nên càng về sau, các cuộc đối thoại giữa hai nền văn minh càng xảy ra thường xuyên hơn.

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO

Trí tuệ Phật giáo là một khái niệm rất quan trọng vì đó là cứu cánh của toàn thể việc tu tập, tuy nhiên khái niệm này lại thường hay bị lạm dụng và hiểu sai. Mục đích của bài viết này là cố gắng nêu lên một vài đặc tính khác biệt giữa Trí tuệ Phật giáo và trí thông minh thông thường, sau đó sẽ trình bày một số định nghĩa về Trí tuệ tìm thấy trong kinh sách nêu lên tính cách phức tạp của khái niệm này trên phương diện thuật ngữ và sau đó là các cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái và học phái. Trong phần kết luận sẽ xin đề nghị một thí dụ nhỏ về cách ứng dụng lý thuyết vào đời sống hằng ngày.