Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (3)

NGƯỜI MỸ VÀ NIỀM TIN VÀO CÕI GIỚI MÀ LINH HỒN ÐẾN SAU KHI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Ngày nay một số lớn người Mỹ có thái độ và niềm tin về những gì sẽ xảy đến với bản thân họ sau khi chết có rất nhiều thay đổi sâu xa.
Sau khi một số y bác sĩ trình bày những bài thuyết giảng, những bài báo và cả luận án cũng như nghiên cứu về vấn đề kề cận với cái chết, các nhà báo bất đầu đổ xô đi săn lùng những đề tài vừa kể.  Năm 1982, viện Gallup đã mở một cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về những hiện tượng của vấn đề cận tử.  Kết quả, viện này đã tham khảo được 8 triệu người Mỹ đã có lần Chết đi và Sống lại.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (2)

NGƯỜI CHẾT THƯỜNG THẤY LẠI BẠN BÈ NGƯỜI THÂN ÐÃ QUA ÐỜI TRƯỚC ÐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Họ sẽ thấy nhiều hình ảnh tùy vào nghiệp lực mà họ đã gây ra lúc còn sống như trước đó đã tạo nhiều nghiệp ác thì họ sẽ thấy những hình ảnh ghê rợn, có khi thấy người bị họ tàn hại trước đó xuất hiện đòi mạng hay kêu van.  Nếu khi sống họ đã làm việc thiện thì sẽ thấy cảnh an lạc, thanh tao, êm ả...
 Nhiều người có lần chết đi sống lại đã kể rằng, họ đã thấy những người bà con, bè bạn xuất hiện - và những người này là những người đều đã chết cả rồi.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP

LỜI MỞ ÐẦU
Kính thưa quý vị độc giả

Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: - Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện…

Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả… Đó là chuẩn bị lúc Lâm chung!.

Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết.

TIẾP XÚC VỚI CHÍNH MÌNH

Có bao giờ em tự mình tiếp xúc với chính mình? Tiếp xúc với chính mình là một vấn đề thường được bàn trong tôn giáo. Và như em đã biết, mỗi tôn giáo có cách tiếp xúc khác nhau với nhiều mục đích khác nhau.

Tâm Thức, Không Gian Ba Chiều

Tâm thức là bao gồm Trí tuệ, Tâm trí và Tiềm thức.
1
Trí tuệ là sự tiếp thu tri thức của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học kinh doanh, khoa học chính trị, khoa học con người và khoa học tâm linh,... Đồng thời là sự hấp thụ những trải nghiệm của đời sống, niềm hân hoan của thành công, nỗi cay đắng của thất bại. Tất cả theo thời gian, năm tháng những tri thức và những trải nghiệm ngấm vào máu thịt, thấm đẫm trong từng tế bào, không chỉ chứa đựng trong bộ óc mà còn tràn đầy trong trái tim, hình thành và hun đúc nên thành bản lĩnh trí tuệ. Trí tuệ là cái bên trong của con người, nó từ bên ngoài rồi trở thành một phần của cái bên trong.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Tây phương với Đông phương đối thoại và cùng tiến

1- Khoa học đối thoại với Phật giáo
Nửa cuối thế kỷ 20, chúng ta chứng kiến điều không thể tránh: sự chạm mặt , sự gặp gỡ, phản biện, học hỏi nhau ở đỉnh cao của văn hóa và văn minh Tây phương và Đông phương. Đã qua rồi những thế kỷ Tây phương xâm chiếm Đông phương làm thuộc địa, mặc dù cũng nhờ cuộc tiếp xúc “bất đắc dĩ” đó mà Tây phương cũng bắt đầu hiểu Đông phương. Cũng trong thế kỷ 20, những khuyết điểm của văn hóa Tây phương càng bộc lộ trên mặt xã hội, văn hóa. Cho nên càng về sau, các cuộc đối thoại giữa hai nền văn minh càng xảy ra thường xuyên hơn.

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO

Trí tuệ Phật giáo là một khái niệm rất quan trọng vì đó là cứu cánh của toàn thể việc tu tập, tuy nhiên khái niệm này lại thường hay bị lạm dụng và hiểu sai. Mục đích của bài viết này là cố gắng nêu lên một vài đặc tính khác biệt giữa Trí tuệ Phật giáo và trí thông minh thông thường, sau đó sẽ trình bày một số định nghĩa về Trí tuệ tìm thấy trong kinh sách nêu lên tính cách phức tạp của khái niệm này trên phương diện thuật ngữ và sau đó là các cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái và học phái. Trong phần kết luận sẽ xin đề nghị một thí dụ nhỏ về cách ứng dụng lý thuyết vào đời sống hằng ngày. 

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

TÌM HIỂU Thượng Mã Phong

1. Thượng mã phong

Thượng mã phong có nghĩa là “bị phong trên lưng ngựa”. Theo dân gian Việt Nam thì có hai loại phong. Thứ nhất là bệnh gì xẩy ra bất thình lình, làm chết người bất thình lình (bất đắc kỳ tử) thì bảo là trúng gió. Ví dụ lên cơn đứng tim (heart attack), đứt gân máu não lăn đùng ra chết thì cho là bị trúng gió, bị tê liệt thần kinh mặt (Bell’s palsy) làm méo miệng cho là do trúng gió… Muốn rủa ai cho chết tươi thì bảo họ bị trúng gió, là "phải gió" (thằng phải gió, đồ phải gió mắc toi)…Loại thứ hai là các thứ bệnh "oái oăm" khó trị thì gọi là phong như phong cùi, phong tình, phong giật, phong ngứa, phong đòn gánh…

Thế giới ta đang sống là ứng dụng của Tâm bất nhị

Lời nói đầu : 

Năm 676, sư Huệ Năng đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu (nay là chùa Quang Hiếu), chùa này do vị sư người Thiên Trúc là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) lập trong thời Lưu Tống ( nhà Tống thuộc Nam Triều trong thời đại Nam Bắc Triều, do Lưu Dũ sáng lập, không phải nhà Tống của Triệu Khuông Dận). Bồ Đề Đạt Ma cũng có đến đây vào năm 520. Huệ Năng đến gặp lúc Ấn Tông Pháp Sư đang giảng Kinh Niết Bàn, lúc ấy có gió thổi, lá phướn trước chùa lay động. 

Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo

I. QUAN ÐIỂM ÐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO

1. TÔN GIÁO NÀY LÀ GÌ?
Mỗi người phải có một tôn giáo, nhất là người quan tâm đến năng lực trí tuệ. Người không tuân theo những nguyên tắc đạo lý trở nên nguy hiểm cho xã hội. Chắc chắn những nhà khoa học và tâm lý học trong khi mở rộng chân trời trí thức, họ vẫn không thể cho chúng ta biết mục đích cuộc đời, điều mà chỉ có tôn giáo có thể làm được. Con người phải chọn một tôn giáo hữu lý và có ý nghĩa theo nhận thức của mình mà không lệ thuộc chỉ về niềm tin, truyền thống, tập tục và lý thuyết. Không ai có quyền bắt người khác chấp nhận một tôn giáo. Không nên lợi dụng nghèo khổ, mù chữ hay dùng những xúc cảm để quyến rũ người ta chấp nhận một tôn giáo. Lựa chọn tôn giáo phải hoàn toàn tự do.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

SƠ LƯỢC VỀ KINH DỊCH

Thật thú vị khi vào cuối thiên niên thứ II sau Công nguyên, một bộ sách ra đời từ thời tối cổ là Kinh dịch lại được đông đảo bạn đọc hăm hở tìm đọc lại. 

Dạo một vòng các hiệu sách lớn, ta thấy hàng loạt cuốn sách mới in mạng tên Dịch học của các nhà cổ học đáng kinh như Phan Bội Châu, Bửu Cẩm, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lương… nhìn sang Trung Quốc ta bắt gặp nhiều sách mới lạ như Thần mật bát quái, bát quái với doanh thương, bát quái với y học, bát quái với quân sự, Chu dịch dự đoán và khá nhiều bài khảo cứu quan hệ giữa dịch học với thiên văn, với giáo dục, với văn học, với kiến trúc, với số học… Thú vị nhất là trên lá quốc kỳ của Hà Quốc, một con rồng lực lưỡng mới nổi lên cõi Bắc Á, phấp phới hình đồ bát quái với 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Về nước Nhật Bản thì từ rất lâu đã nêu phương châm :bất học dịch, bất đắc nhập các": không biết dịch, miễn tham gia chính phủ.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA KHAI THÔNG HUYỆT ĐẠO THỜI NAY

Chắc các bạn đã một lần từng nghe những câu chuyện Huyền thoại, hay những câu chuyện về các Thày Địa lý trên đường đi tìm LONG MẠCH -HUYỆT VỊ. Những câu chuyện rất thú vị của cô ANN NGUYEN trong Diễn đàn Thần bí. Ngoài ra, các bạn nếu đi nhiều nơi cũng thấy nhiều sự kỳ lạ của môn Phong thủy, nhất là Âm trạch. 

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

YÊN BÁI - vùng Tây Bắc

Nhà thờ Nghĩa Lộ 
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Hiện nay, toàn tỉnh có 740.905 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), gồm 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng.