Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

NHỮNG NGỌN ĐÈN BIỂN VIỆT NAM

Việt Nam hiện có 79 ngọn đèn biển, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và trên hầu hết các đảo thuộc lãnh hải Việt Nam. Đó là những công trình lặng lẽ, cô đơn mà hùng tráng được vận hành bởi những số phận cũng lặng lẽ, cô đơn và hùng tráng không kém.

Kinh Nhân Quả Ba Đời

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: "Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả đặng?". Thiền sư đáp: "Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả". Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

SÔNG HỒNG - chiến tích xưa

Sông Hồng là nơi chứng kiến biết bao chiến công hiển hách của dân tộc ta thuở trước. Tháng 4 năm 1285, Trần Nhật Duật đã đánh tan đoàn thuyền của giặc Nguyên Mông ở cửa Hàm Tử, mở đường cho đại quân ta giải phóng Thăng Long. Cũng trong năm này, Trần Quang Khải đập nát quân Nguyên Mông ở Bến Chương Dương.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

PHÚ YÊN - ĐIỂM HẸN

I. Vị trí địa lí

Phú yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.278km2; dân số khoảng 770.000 người; có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm. Êđê, Ba Na...Phú yên, phía Bắc giáp Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

MŨI CÀ MAU

Mũi Cà Mau thường được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam. Mũi đất này còn có tên là Mũi Bãi Bùng.

Vị trí

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

KIÊN GIANG - giàu đẹp

Kiên Giang là vùng đất nằm về phía Tây Nam của Tổ quốc, là một trong những trọng điểm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của đồng bào: Kinh, Hoa, Khơ me... Tỉnh lị của Kiên Giang là Rạch Giá, ngoài ra còn có thị xã Hà Tiên và 8 huyện đất liền cùng 2 huyện đảo.

KHÁI NIỆM VỀ "THỂ DẠNG TRUNG GIAN" GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH TRONG PHẬT GIÁO

Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạn hay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyên nhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cái nhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối với sự sống và cái chết của từng cá thể.