Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

NƯỚC DỪA VÀ CÁC BÀI THUỐC HAY.

Theo Đông y: Nước dừa ngọt ấm, không độc, tăng cường khí lực, làm tươi nhuận nhan sắc, giải phong nhiệt chỉ huyết. Chủ trị: Cảm nắng, tiêu khát, thuỷ thũng, thổ huyết, nục huyết (máu cam).
Nước dừa được dân gian dùng chữa các bệnh sau:
Khản tiếng: Rau má 8g. Nước dừa non 1 cốc. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha nước dừa uống.

AI LÀ NHÀ KHOA HỌC VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI ?

Đức Phật Thích Ca, năm Ngài 41 tuổi
Nhiều người không ngần ngại bầu chọn nhà khoa học Đức gốc Do Thái, Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, vì ông đã nêu ra thuyết tương đối đặc biệt (the special theory of relativity) vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát (the general theory of relativity) vào năm 1916, làm đảo lộn nhận thức của loài người về khoa học, về những cái tưởng chừng như cố định vĩnh cửu không bao giờ thay đổi như không gian và thời gian, khối lượng vật chất v.v…

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Lục căn, lục trần, lục thức = 18 cảnh giới

Khoa học giải thích vũ trụ bắt đầu từ Big Bang. Trước Big Bang là một vũ trụ khác. Sau Big Bang là vũ trụ mà ta đang sống. Theo Phật giáo, Big Bang và những gì diễn ra sau đó đều là vô thủy vô minh. Vô thủy là không có bắt đầu. Vô minh là không sáng tỏ, là mê mờ, đó chính là nhân duyên số một làm phát sinh vũ trụ vạn vật.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Cây Tre Biểu Tượng Văn Hóa Việt

Cây Tre Mới Là Biểu Tượng Văn Hóa Việt

Tại sao lại không chọn cây tre làm biểu tượng văn hóa Việt? Tre khắc phục được tất cả những nhược điểm trên, phổ biến ở khắp vùng miền trên cả nước, lại là bạn đồng hành thủy chung, can đảm của dân tộc từ thuở xa xưa khai hoang, dựng nước và giữ nước. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đời người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam. Thêm nữa, dù tre không phải là một loại hoa nhưng vẫn có thể là biểu tượng văn hóa Việt Nam giống như lá phong là biểu tượng của Canada.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

TÌM LẠI CỘI NGUỒN TỔ TIÊN

CỘI NGUỒN VĂN HÓA 

Ngày nay trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, trước nguy cơ bị xâm lăng văn hóa, thấy trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng và cả những chỉ thị nghị quyết nói nhiều đến cụm từ “bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc”. Nhưng không hiểu sao có cảm tưởng là, người ta càng nói nhiều thì sự việc càng rối tung, rối mù lên, đến nỗi chẳng ai hiểu văn hóa dân tộc là gì! Từ đó mà biết bao việc làm tùy tiện lộn xộn, cái đáng bỏ thì giữ, cái đáng giữ lại bỏ... Ruột bỏ ra da ôm lấy. Cười ra nước mắt!

TẤM BIA GHI DẤU CỘI NGUỒN

Có lẽ không người Việt Nam nào không thuộc câu ca : 

Công cha như núi thái sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Nhưng liệu mấy người hiểu được tận cùng ý nghĩa của nó? 

Trong phần lớn cuộc đời mình, tôi cho đấy là lời răn luân lý : công cha như núi lớn, nghĩa mẹ như nước nguồn. Cách hiểu mà sách Quốc văn thời trẻ dạy : 

Công cha như núi thái sơn, 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Nước ngọn nguồn chảy ra bao cạn, 
Núi thái sơn mấy vạn tầng cao. 
Ðạo con báo đáp nghĩ sao?