Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

CỐT LÕI TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TAM GIÁO PHẬT - NHO - LÃO

Phần dẫn nhập :
Người viết đã đắn đo, dùng dắng rất nhiều trước khi đặt bút viết về đề tài này :
- Lý do thứ nhất là bởi đề tài nêu ra rất khó, không dễ gì có thể gói ghém được trong một bài viết.
- Lý do thứ hai là không những vấn đề quá phức tạp mà sự hiểu biết của một người không thể cho thấy hết được những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Lý do thứ ba, và điểm này sẽ được làm sáng tỏ hơn ở phần sau, là những tài liệu không phải chỉ khan hiếm vì còn ẩn mật ở kho tài liệu vô cùng phong phú viết bằng chữ Hán mà hiện cả tên tác giả lẫn những tác phẩm đều đã bị thay đổi, đánh tráo đi, nếu muốn tìm ra căn nguyên của nó không phải là vấn đề đơn giản.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Phật pháp vượt lên trên khoa-học

Lý luận tiến bộ hơn hết của giới khoa-học hiện nay là "Tương đối luận" Anh-Tanh lúc ban đầu phát biểu luận tương đối nầy ra, giới khoa học chẳng hiểu gì cả, chỉ có được mười hai người là hiểu thấu đáo, Anh-Tanh chẳng những sửa lại "luật vạn hữu dẫn" của Nưu-Tông, mà còn phát minh ra công thức "Năng và chất biến đổi lẫn nhau". Ông nói: Lúc một bảng (Pound) vật chất hủy diệt đi, thì nó có thể biến thành năng lực rất lớn đáng sợ, ông chẳng những khai khẩn một mảnh vườn mới trên khoa-học, mà còn cởi mở những sự trói buộc trên tư tưởng của nhà khoa-học.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Thiên mệnh, Định mệnh, số mệnh hay nghiệp quả?

1) Dựa theo thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử thì thiên mệnh là mạng lịnh của Trời. Thiên mệnh là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho. Trong đó, Không Tử quan niệm rằng tất cả sự biến chuyển của Trời, Đất cho đến sự sống chết của các loài từ con người đến các loài cầm thú thì Ngọc Hoàng Thượng đế nắm toàn quyền sinh sát trong tay.