Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC: Những tín hiệu đầu tiên phản hồi

TTđTDNhưng gần đây với những đòi hỏi cấp bách về làm rõ thế giới vật chất và tâm linh thì các nhà khoa học phương Tây lại sánh vai với các nhà mình triết phương Đông để giải quyết những vấn đề chung. Theo thầy Phương thì không thể nói cái nào hơn cái nào cả mà duy lý là phần cứng như xương cốt, và minh triết là phần mềm như thịt da của một cơ thể nhận thức nhân loại. Đóng góp vĩ đại nhất của công trình thầy Phương là chứng minh một cách thuyết phục nguồn gốc chung của duy lý phương Tây và minh triết phương Đông đó là nguồn gốc số.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Vấn đề nguồn gốc văn hoá Việt Nam

Khai Từ
Với bất cứ dân tộc, hay tôn giáo nào, hễ đã nói tới nguồn gốc là trở thành vấn đề nghĩa là nói đến những khó khăn, những nghi ngờ, do dự, tìm kiếm rồi nhân đó nẩy ra rất nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết. Nước Việt Nam tất nhiên không nằm ngoài thông lệ đó được: vì nguồn gốc thường bị chôn sâu dưới những dĩ vãng hỗn tạp: ai dám tự hào biết đích xác và biết hết cả được. Thành ra mỗi thuyết chỉ nói lên được một vài điểm nào đó. Người sau thấy có những điều thiếu sót thì lại đưa ra một thuyết mới, để cố nói lên những điều bỏ sót nọ, và đấy là trường hợp Việt Nho, nó dựa trên một số sự kiện hoặc bị các thuyết trước bỏ quên hoặc để lu mờ sau đây:

Thông Ðiệp Huyền Diệu Từ Nước

Chúng ta biết rằng cuộc sống con người có liên quan trực tiếp tới chất lượng của nước, cả bên trong thân thể lẫn bên ngoài môi trường sống chung quanh chúng ta. Nước hàm chứa một thông điệp rất quan trọng cho chúng ta. Nước mách bảo chúng ta cần có một cái nhìn sâu sắc hơn về chính bản thân chúng ta. Tự ngắm mình qua tấm gương của nước, chúng ta sẽ kinh ngạc khi thấy những thông điệp này hiện ra trước mắt rõ ràng như pha lê. 

Con Người Minh Triết Trong Nhạc Trịnh

Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao). Nhiều người, trong đó có cả những người nước ngoài như John C.Schafer (giáo sư Anh ngữ, Đại học Humboldt, Hoa Kỳ) đã định danh cho sự nổi tiếng của nhạc Trịnh là “hiện tượng Trịnh Công Sơn”. Nhiều bài viết, tập sách được công bố, xuất bản đã tìm cách giải mã hiện tượng âm nhạc Trịnh Công Sơn nhằm dò thấu căn nguyên của sức hấp dẫn lạ lùng, đầy “ma lực” của nhạc Trịnh.