Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Triết lý nhẹ nhàng trong nhạc Trịnh Công Sơn

Dưới đây là một bài viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn qua cái nhìn tinh tế của John C. Schafer - một người Mỹ mà qua con đường nghiên cứu và tiếp xúc ông đã đặt được một bàn chân vào bên trong ngôi nhà văn hóa Việt.

Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống. Đạo Phật đến với Ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này.

Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn:

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Tất cả đều là Năng lượng

Tinh khiết và đơn giản. Bạn được cấu tạo ra từ những thứ giống như mặt trời, mặt trăng và những vì sao. Bạn là tập hợp của một luồng sinh khí có trí tuệ, biết đi, biết nói và tồn tại dưới dạng một cơ thể con người. Tất cả đều là Năng lượng – Bạn là Năng lượng.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Không-thời gian 4 chiều, một sáng tạo văn học kỳ diệu

 Rõ ràng bất kỳ vật thể nào trong thực tế cũng phải có 4 chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, và chiều thời gian. Nhưng do những hạn chế tự nhiên về mặt tâm lý của con người, chúng ta thường không nhận ra điều đó. Thực ra có 4 chiều, trong đó 3 chiều ứng với 3 mặt phẳng không gian, và chiều thứ tư là thời gian. Tuy nhiên, người ta thường có xu hướng phân biệt một cách phi thực tế 3 chiều không gian với chiều thời gian, ấy là vì ý thức của chúng ta di chuyển theo một chiều nhất định dọc theo trục thời gian, bắt đầu từ lúc sinh ra đến lúc từ giã cõi đời này.

HẢI ĐĂNG KÊ GÀ

Hải Đăng Kê Gà thuộc thôn Văn Khê (Kê), xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Hải đăng tọa lạc trên một đảo đá nhỏ cách bờ biển không quá vài trăm mét; du khách có thể dễ dàng ra đảo tham quan.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (2): “CON VOI TOÁN HỌC” hay “CHIẾC CHÉN THÁNH” của CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC


Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) đẻ ra không biết bao nhiêu đứa con kỳ lạ, nhưng kỳ lạ nhất vẫn là con người, bởi vì chỉ có con người mới nhận thức được sự tồn tại của chính Bà Mẹ đã đẻ ra nó. Nếu không có con người, Tự Nhiên sẽ trở nên vô nghĩa. Nói cách khác, nhận thức là đặc đặc trưng phân biệt con người với toàn bộ phần còn lại của vũ trụ. Chẳng thế mà Pascal đã định nghĩa “Con người là một cây sậy, một thứ yếu ớt nhất trong tự nhiên, nhưng là một cây sậy có tư tưởng”[1], còn Descartes thì tuyên bố: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”[2].

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (1) “Thầy Bói Xem Voi”

How can a part know the whole? (Blaise Pascal)

Khoa học đang đứng trước hàng loạt câu hỏi thách thức:
-Liệu có thể có một “Lý thuyết về mọi thứ” của vật lý không?
-Robots có thể thông minh như con người không?
-Bản chất vật chất của tinh thần là gì?