Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của kinh dịch

Ngày nay một số các nhà Dịch học Trung Quốc đã nhận ra rằng đời Thương chưa có Kinh Dịch (Phùng Hữu Lan), hoặc chỉ có dạng quẻ chữ số tương đương với dạng quẻ tượng bát quái với điều kiện phải qua một lần chuyển đổi từ số ra tượng (Trương Chính Lãng) (điều này khó có thể xảy ra), nhiều người xác định Kinh Dịch chỉ có vào khoảng cuối Ân đầu Chu (Cố Hiệt Cương,Lý Kính Trì), có người còn cho rằng Kinh Dịch phát xuất từ dân tộc Tráng (còn gọi là Choang, ở Quảng Tây) .Nói chung nguồn gốc của Kinh Dịch đang bị hoài nghi, nhiều nhà Dịch học Trung Quốc nhận ra rằng cần phải thẩm tra lại.

Muốn Được Hạnh Phúc Trường Thọ

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:

I. Sức khỏe :
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”

NHẠC TRỊNH QUA GÓC NHÌN VẬT LÍ

Một nét tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở chỗ người nghệ sĩ biết vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ tài hoa, công chúng đã thừa nhận điều đó. Chúng ta thử nhặt một cánh hoa trong gia-tài-hoa của anh và xem Trịnh đã thấu hiểu vật lí đến mức nào.

Khai mở luân xa hay sự lựa chọn Thái độ sống tích cực

Luân xa – khái niệm ấy được chọn để mô tả 7 vị trí giao hòa với vũ trụ của cơ thể. Mỗi một luân xa đi liền với một màu sắc và đức tính tương ứng của con người như Quả quyết, Lạc quan, Can đảm, Tình yêu thương, Tâm hồn cao thượng, Lòng bao dung và sự Bác Ái , hòa đồng vạn vật. Thầy bảo rằng:
“Không ai có thể khai mở luân xa cho mình, luân xa mở hay đóng là do chính mình quyết định”.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Âm dương

Là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương.

CÂU CHUYỆN PHONG THỦY

Tôi có nghe không rõ ràng lắm về 3 câu chuyện trong dân gian liên quan đến cụ Tả Ao, ông tổ của ngành Địa Lý Việt Nam, như sau :
1/- Có lần đi qua một xóm nghèo khám bệnh cụ nói với gia đình bệnh nhân : “Ai cho ta một bữa ăn ngon ta sẽ chỉ cho một Huyệt Kết phát thành giàu sang”. Có 3 người nghèo trong xóm hùn tiền đãi ông một bữa ăn thịnh soạn. Ông liền chỉ cho ba gia đình ấy cùng táng xương thân nhân vào chung trong một huyệt mộ. Vài năm sau đi ngang qua xóm nghèo ấy thì một trong ba người có xương thân nhân táng ở tầng dưới cùng, tìm đến cụ khiếu nại “Hai người kia hiện đang giàu to chỉ riêng tôi vẫn nghèo kiết xác ?”. Cụ trả lời : “Ông không biết tới nhà 2 người đó đòi tiền hả ?” Người ấy hiểu được câu nói, về sau cả 3 người đều trở nên giàu có.

LÝ THUYẾT VỀ MỌI THỨ, MỘT LÝ THUYẾT KHÓ ĐẠT ĐƯỢC


Lời dẫn của người dịch: 

Tư tưởng thống nhất vật lý vốn là tham vọng “bẩm sinh” và truyền thống của vật lý học, nhưng nó bắt đầu trở thành một mục tiêu cụ thể kể từ khi Albert Einstein khởi xướng Lý thuyết trường thống nhất (Unified Field Theory) trong những năm 1920. Hậu duệ của Einstein đã tiếp tục phát triển tư tưởng của ông theo những hướng mới, với niềm tin cốt lõi rằng trước sau thể nào cũng khám phá ra Lý thuyết cuối cùng (Final Theory), hay còn gọi là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything), cho phép “giải thích được mọi khía cạnh của hiện thực”, như cách nói của Stephen Hawking.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Giải mã bí ẩn “Kinh dịch”

Tôi thực hiện loạt bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch.