Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nói chuyện với con: Nguồn dinh dưỡng vô hình

Câu chuyện thật vừa xảy ra ở Anh: có bà mẹ trở dạ sinh đôi: đứa con gái thì khỏe mạnh, nhưng đứa con trai chỉ nặng hơn 1kg thì không thấy phản xạ. Bác sĩ thông báo: “tình trạng gần như không hy vọng, chắc chỉ chút nữa thôi bé sẽ qua đời”. Bà mẹ bèn yêu cầu bác sĩ cho phép chị được ôm con lần cuối. Áp bé vào ngực mình, chị đã vỗ về và thủ thỉ với con rằng: “con ơi, bố mẹ đã đặt tên cho con . Con có chị gái sinh đôi nữa. Khi sắp có con, bố mẹ có thật nhiều điều muốn làm cho con... Thật nhiều nơi muốn đưa con đến. Bố mẹ mong con sẽ nên người.”. Khi còn cảm nhận được hơi ấm của con là chị vẫn tiếp tục thì thầm với con, cứ thế! Thật tình, nếu bé không thể sống, thì chị chỉ muốn giúp bé có một kết thúc êm dịu nhẹ nhàng nhất mà một bà mẹ có thể cho con mình. Vậy mà hai tiếng đồng hồ sau, con trai chị từ từ mở mắt và bắt đầu khóc, bắt đầu có những phản xạ sống. Các bác sĩ tròn xoe mắt, chồng chị cũng bàng hoàng. Còn niềm hạnh phúc của chị: chắc khó ai tả nổi. Bức ảnh cả gia đình chị được báo chí Anh đăng tải khi cậu bé tròn một tháng tuổi, trông thật bảnh bao!

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Nội hàm của “sinh mệnh”: Đông y và Tây y

Ở phương Đông cổ đại có thần thoại về Nữ Oa tạo ra con người; ở phương Tây cổ đại có ghi chép về Thượng Đế sáng tạo nhân loại; Trung y cổ đại cũng nói con người là do “thiên địa hợp khí” mà hình thành; điều này khác biệt rất lớn với y học phương Tây cho rằng con người chỉ bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Vậy thì rốt cuộc nội hàm của “sinh mệnh” là gì? Đây cũng là vấn đề căn bản của sinh mệnh con người. Chúng ta liệu có nên hoàn toàn tin vào y học hiện đại phương Tây hay không? Hay là cần nhận thức lại mới về đông y và các truyền thuyết cổ đại? Điều này rất đáng để chúng ta nghiên cứu và suy ngẫm.